Công bố nghiên cứu lâm sàng mới về kiểm soát Đái tháo đường

Đái tháo đường (ĐTĐ) là một bệnh đang có xu hướng tăng nhanh ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Theo Jeppesen và cộng sự, năm 2010 thế giới có khoảng 220 triệu người bị ĐTĐ, phần lớn là type 2. Ước tính tới năm 2020 số người bị ĐTĐ sẽ là 300 triệu người.

Các thuốc hay được sử dụng trong điều trị ĐTĐ theo Tây y

Vì số lượng bệnh nhân ngày càng tăng nên nhu cầu về thuốc điều trị rất lớn. Trong điều trị ĐTĐ hiện nay bác sỹ thường sử dụng insulin và các thuốc uống. Insulin là nội tiết tố tuyến tụy có khả năng làm hạ đường huyết bằng cách giúp đường vào trong tế bào cơ, gan và mỡ để sinh năng lượng cung cấp cho mọi hoạt động của cơ thể. Các thuốc uống hạ đường huyết được phân loại dựa theo cơ chế tác dụng cơ bản của thuốc, gồm có: thuốc kích thích làm tăng tiết insulin (Glibenclamid, Glipizid, Gliclazid), thuốc làm tăng nhạy cảm insulin và tăng sử dụng insulin ở ngoại vi (Metformin, Glucophage..), thuốc làm giảm hấp thu các chất đường bột sau ăn (Acarbose, Glucobay, Miglitol). Một vài nhóm thuốc đã từng được sử dụng nhưng hiện ít dùng hoặc không còn được khuyến cáo sử dụng do có tác dụng phụ nguy hiểm trên thận. Với mỗi thuốc này khi mới phát minh hay lúc muốn đưa vào sử dụng trong điều trị thì cũng cần có hàng trăm nghiên cứu lâm sàng trong hàng chục năm.

AU_HsteS_PG75G_1407_A5 CH_AOrg_PG90g_Cupcake AU_HGran_PG_90g_1403_A5

thi-luc-28813-dfbfc

Nghiên cứu lâm sàng chứng minh tác dụng hạ đường huyết từ thảo dược

Nhiều tác giả trên thế giới đã nghiên cứu và phát hiện được tác dụng hạ đường huyết của Anemarrhena asphodeloides (cây măng tây), Stevia rebaudiana (cây cỏ ngọt) và Smilax glabra (thổ phục linh). Ở nước ta một số nghiên cứu cũng đã chỉ ra tác dụng hạ đường huyết của Mướp đắng, bạch truật, thổ phục linh. Tuy nhiên trong kho tàng kinh nghiệm dân gian vẫn còn nhiều cây thuốc loại này chưa được phát hiện.

Mới đây, ngày 10/4 khoa Đông y, bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vừa công bố nghiên cứu lâm sàng với đề tài “Bước đầu đánh giá tác dụng hỗ trợ điều trị của sản phẩm TĐCare trong điều trị bệnh nhân ĐTĐ type 2” với 2 mục tiêu:
1.    Đánh giá tác dụng hỗ trợ hạ đường máu và các chỉ số xét nghiệm liên quan trên bệnh nhân ĐTĐ type2 của sản phẩm TĐcare.
2.    Các tác dụng phụ được ghi nhận khi bệnh nhân sử dụng sản phẩm TĐcare.

Sản phẩm TĐCARE chiết xuất từ 7 thảo dược quý: khổ qua, dây thìa canh, hoài sơn, sinh địa, thương truật, linh chi và tảo spirulina. Nghiên cứu đã chọn ra 60 bệnh nhân bị tiểu đường type 2 lâu năm (thường trên 10 năm) đang điều trị nội và ngoại trú tại bệnh viện TƯQĐ 108 trong thời gian từ 04/2013 đến 04/2014. Bệnh nhân khi được chẩn đoán xác định ĐTĐ type 2 chưa hoặc đang dùng thuốc hạ đường huyết sẽ được chia ngẫu nhiên thành 2 nhóm: Nhóm nghiên cứu (sử dụng thuốc hạ đường máu + TĐcare) và nhóm chứng (chỉ sử dụng thuốc hạ đường máu). Định kì bệnh nhân được theo dõi các chỉ số như Glucose máu, HbA1c, chỉ số về chức năng gan, thận, tác dụng phụ của thuốc.

Kết quả của nghiên cứu lâm sàng viên tiểu đường TĐCare

–    Sau điều trị 3 tháng, những bệnh nhân nhóm nghiên cứu có tác dụng làm hạ đường huyết tốt hơn từ 10,20 xuống 6,37 (p<0.05) so với nhóm chứng (từ 9,92 xuống 7,23). Ngoài ra, khi sử dụng viên tiểu đường TĐCare có thể giảm được liều thuốc tân dược ở những bệnh nhân ĐTĐ type 2 mức độ vừa và nhẹ.

–    Chỉ số HbA1c của những bệnh nhân nhóm nghiên cứu sau 3 tháng điều trị có xu hướng giảm (từ 8,63% xuống 6,26%). Ngược lại, HbA1c của bệnh nhân nhóm chứng có xu hướng giảm nhưng không đáng kể (HbA1c từ 7,77% xuống 7,47%). Kết quả đáng mừng hơn khi số người dùng TĐCARE sau nghiên cứu thì mức ổn định đường huyết và HbA1c rất tốt và duy trì trong khoảng cho phép.

–    Sau 3 tháng điều trị, ở nhóm nghiên cứu đã giảm được Cholesterol máu từ 6,62 xuống 4,43 và Triglycerid máu từ 4,86 xuống 2,13.

–    Đánh giá tác dụng phụ ở nhóm Nghiên cứu cho thấy sử dụng TĐCare không gây dị ứng da, không gây rối loạn đại tiện, hay ảnh hưởng đến chức năng gan, thận của cơ thể.

Sản Phẩm Liên Quan