Cách uống nước để giảm axit uric, ngăn ngừa nguy cơ bệnh gout

Hai phần ba lượng axit uric trong cơ thể được bài tiết qua thận. Do đó uống nhiều nước có thể giúp giữ độ pH của nước tiểu, giúp axit uric dễ dàng đào thải và giảm sự hình thành tinh thể axit uric – một trong những tác nhân gây bệnh gout.

Đối với những người bị bệnh gout hoặc tăng axit uric trong máu, uống đủ lượng nước hàng ngày là rất quan trọng. Lượng nước được khuyến nghị cho đối tượng này là từ 2-3 lít nước/ngày. Việc uống nước đầy đủ sẽ giúp người bệnh đào thải axit uric (như đã nói ở trên). Bên cạnh đó, khi uống đủ nước còn giúp giảm tần suất và cường độ các cơn đau do gout gây ra.

Những loại nước người muốn giảm axit uric, người mắc bệnh gout hoặc giảm nguy cơ bệnh gout có thể tham khảo để uống gồm: Nước lọc, nước có tính kiềm, canh rau hoặc trà thảo mộc, nước chanh.

Trong đó, đối với nước lọc, người mắc bệnh gout cần uống ít nhất 8 ly nước mỗi ngày hoặc nhiều hơn nhưng cần phân chia thời gian uống nước đều đặn, không uống một lần quá nhiều mà mỗi lần từng ngụm nhỏ. Người bệnh nên uống nước ngay khi vừa thức dậy, không uống nhiều nước trước và giữa bữa ăn.

Đối với nước uống tính kiềm có pH từ 6.5 – 8.5 được khuyến nghị nên cho người bị bệnh gout. Các loại nước có tính kiềm giúp điều chỉnh độ pH trong máu, từ đó hạn chế các triệu chứng cơn gout cấp và giảm nguy cơ xuất hiện cơn gout mới.

Trà thảo dược và canh rau có khả năng làm giảm nồng độ axit uric trong máu nhưng cần lựa chọn cẩn thận loại rau và trà thảo dược để tránh tăng lượng purin trong cơ thể.

Sản Phẩm Liên Quan