link thực phẩm cho người tiểu đường uy tín đã được khảng định trong nhiều năm:
https://shopee.vn/thucphamankieng.official
https://www.lazada.vn/shop/thuc-pham-tieu-duong/?spm=a2o4n.pdp_revamp.seller.1.cb8662905qCLeu&itemId=1389893315&channelSource=pdp
Béo bụng dưới có thể gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ hình thể và sức khỏe. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân cũng như những cách giảm mỡ bụng dưới an toàn, hiệu quả qua chia sẻ của thạc sĩ bác sĩ Nguyễn Thị Kim Tuyền, Trung tâm Giảm cân Tâm Anh.
Béo bụng dưới là gì?
Béo bụng dưới là tình trạng phần bụng phía dưới rốn tích tụ nhiều mỡ thừa, có thể do nhiều nguyên nhân như di truyền, giới tính, lão hóa, lối sống… Việc tích mỡ bụng nói chung, đặc biệt mỡ nội tạng, có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Mỡ bụng dưới rốn cũng có thể gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, đặc biệt với nữ giới.

Nguyên nhân béo bụng dưới
Dưới đây là những nguyên nhân gây béo bụng dưới phổ biến:
1. Chế độ ăn uống thiếu khoa học
Chế độ ăn uống quá nhiều calo, đặc biệt từ các loại carbs tinh chế và chất béo xấu dễ gây tăng cân, tích mỡ toàn thân cũng như vùng bụng dưới [1]. Một số thực phẩm dễ gây thừa cân bao gồm:
- Thực phẩm chế biến sẵn, đóng hộp.
- Thức ăn chiên xào, nhiều dầu mỡ.
- Các loại bánh kẹo, thực phẩm chứa đường bổ sung.
- Các loại nước uống nhiều đường và calo như nước ngọt, rượu bia, trà sữa…
Các loại thực phẩm kể trên thường chứa nhiều calo, ít dinh dưỡng, dễ gây cảm giác đói sau khi ăn. Để hạn chế tích mỡ, nên có chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế lượng calo tiêu thụ đúng với nhu cầu vận động, bổ sung nhiều chất xơ, ưu tiên các thực phẩm tự chế biến tại nhà.
2. Yếu tố tâm lý và tình trạng căng thẳng
Căng thẳng kéo dài kích thích cơ thể sản xuất cortisol (hormone căng thẳng) làm tăng cảm giác thèm ăn và khả năng tích mỡ của cơ thể, đặc biệt ở vùng bụng. Tâm lý tiêu cực, mất ngủ, áp lực công việc… làm tăng nguy cơ ăn uống mất kiểm soát, đặc biệt các thực phẩm giàu calo như đồ ngọt hoặc thức ăn nhanh. Căng thẳng và các yếu tố tâm lý đã được chứng minh ảnh hưởng đến tăng cân, do đó, tâm lý trị liệu và can thiệp hành vi đã được xem như một trong các phương pháp được áp dụng trong điều trị giảm cân, giảm mỡ.
3. Nội tiết tố và di truyền
Hormone giới tính của nam và nữ giới ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tích mỡ và khả năng bị béo bụng dưới [2]. Ví dụ, hormone testosterone ở nam giới giúp khung xương và cơ bắp phát triển, trong khi đó hormone estrogen giúp cơ thể nữ giới dễ tích mỡ hơn, đặc biệt mỡ bụng dưới, mông, đùi…
Ngoài ra, một số yếu tố di truyền có thể ảnh hưởng đến khả năng tích trữ và phân bố mỡ của mỗi người. Các bác sĩ đã tìm ra nhiều gen ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng xử lý năng lượng, mức độ trao đổi chất, cảm giác thèm ăn… từ đó làm tăng nguy cơ gây thừa cân, béo phì. Ngoài ra, việc rối loạn một số hormone trong cơ thể cũng dẫn đến việc tăng cân. Ví dụ, người thiếu hụt hormone leptin bẩm sinh thường thèm ăn không kiểm soát, do hormone leptin có chức năng kiểm soát sự thèm ăn, điều chỉnh cảm giác no.

4. Lười vận động
Không hoặc lười vận động khiến cơ thể dư thừa năng lượng, dẫn đến tích mỡ. Thói quen ngồi lâu tại chỗ được cho rằng làm tăng khả năng tích mỡ ở bụng, đặc biệt mỡ nội tạng. Do đó, cần thường xuyên động thể chất để cơ thể đốt cháy năng lượng, hạn chế thừa cân, tích mỡ.
5. Tập luyện không hiệu quả
Một số người có tập luyện thể chất nhưng vẫn tích mỡ, có thể do nhiều nguyên nhân như:
- Thời gian tập luyện quá ít.
- Tần suất tập luyện không đủ, không đều.
- Cường độ tập luyện quá nhẹ hoặc tập không đúng kỹ thuật.
Mỗi tuần nên dành ít nhất 150 phút để tập thể dục, nên duy trì tần suất 3-5 buổi tập mỗi tuần. Không nên tập liên tục mỗi ngày vì cơ bắp cần thời gian để nghỉ ngơi và phát triển.
6. Ngủ không đủ giấc
Ngủ không đủ giấc có thể khiến cơ thể dễ tích mỡ hơn do rối loạn nội tiết và quá trình trao đổi chất. Ví dụ, thiếu ngủ có thể gây rối loạn các hormone như cortisol, ghrelin, leptin, estrogen… khiến cơ thể thèm ăn, mệt mỏi, tăng khả năng tích mỡ… Một số nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, người ngủ ít hơn 5 tiếng mỗi đêm có khả năng tăng cân cao hơn so với người ngủ 7-9 tiếng.
7. Thói quen sống không lành mạnh
Một số thói quen sống không lành mạnh có thể gây tăng cân, mập bụng dưới, thậm chí dẫn đến béo phì cùng nhiều biến chứng nguy hiểm như:
- Thức quá khuya, ngủ không đủ giấc.
- Thường xuyên ăn uống thực phẩm chế biến sẵn, có nhiều đường.
- Uống nhiều rượu bia, nước ngọt, trà sữa…
- Thường xuyên ngồi lâu một chỗ, không vận động.
- Uống quá ít nước.
- Chế độ ăn ít chất xơ.
8. Do thuốc
Một số loại thuốc điều trị bệnh có tác dụng phụ gây tăng cân, tích mỡ, tích nước trong cơ thể, ví dụ như:
- Thuốc điều trị trầm cảm.
- Thuốc chống loạn thần.
- Các loại thuốc chống viêm corticoid.
- Thuốc kháng histamin điều trị dị ứng.
Bị béo bụng dưới ảnh hưởng thế nào đến cơ thể?
Tích mỡ bụng dưới, đặc biệt mỡ nội tạng có thể làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh nguy hiểm như cao huyết áp, tiểu đường type 2, tim mạch, gan nhiễm mỡ, ngưng thở khi ngủ, đột quỵ… Ngoài ra, béo bụng dưới có thể gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng khả năng vận động, chất lượng cuộc sống.

Gợi ý một số cách giảm mỡ bụng dưới hiệu quả
Bạn có thể áp dụng các cách giảm mỡ bụng dưới hiệu quả sau:
- Cải thiện chế độ ăn uống:
- Ăn nhiều chất xơ hòa tan để tăng cảm giác no và giảm mỡ nội tạng.
- Hạn chế thực phẩm chứa chất béo chuyển hóa và đường tinh luyện.
- Tăng cường bổ sung protein giúp đốt cháy calo và duy trì cơ bắp.
- Tăng cường vận động:
- Tập các bài tập cơ bụng như plank, leg raise, crunches… để làm săn chắc phần cơ bụng nói chung và cơ bụng dưới nói riêng.
- Kết hợp cardio và tập luyện kháng lực để đốt cháy calo toàn cơ thể và làm tăng thẩm mỹ vùng bụng dưới.
- Thói quen sinh hoạt lành mạnh:
- Uống đủ nước, khoảng 2 lít mỗi ngày ở người trưởng thành.
- Ngủ đủ giấc để giảm căng thẳng, giúp cơ thể đốt cháy chất béo hiệu quả hơn.
- Không hút thuốc, hạn chế rượu bia.
- Kiểm soát căng thẳng: tập thể dục, yoga, thiền định… giúp cải thiện tinh thần, từ đó giảm nguy cơ tăng cân liên quan đến căng thẳng.
- Áp dụng công nghệ cao: các kỹ thuật công nghệ cao như đông hủy mỡ có thể giúp giảm mỡ dưới da hiệu quả. Tế bào mỡ dưới tác động của nhiệt độ âm (-5 đến -10 độ C), dần chết đi và được đào thải tự nhiên mà không cần xâm lấn. Nếu chỉ muốn giảm mỡ một số vùng nhất định (như mỡ bụng dưới), đây là phương pháp rất hiệu quả và an toàn.
- Điều trị nội khoa: điều trị giảm mỡ bằng các loại thuốc đã được Bộ Y tế phê duyệt, hiệu quả trong điều trị giảm cân, giảm mỡ.
Câu hỏi thường gặp về tình trạng bị mập bụng dưới
1. Vì sao bị mỡ bụng dưới rất khó giảm?
Béo bụng dưới thường khó giảm, đặc biệt ở nữ giới, vì yếu tố giới tính quy định khả năng tích mỡ vùng bụng dưới. Đôi khi, người có cân nặng bình thường (không thừa cân) vẫn có thể gặp tình trạng bụng dưới tương đối lớn do mỡ.
2. Bụng dưới quá béo có tốt không?
Béo bụng dưới và vùng bụng nói chung cùng tỷ lệ mỡ lớn, chỉ số BMI cao cho thấy cơ thể đang thừa cân, béo phì, làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh nguy hiểm. Mỡ nội tạng có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm, do đó, cần giữ cân nặng vừa phải (BMI<23kg/m2) để duy trì sức khỏe ổn định.
3. Mỡ bụng dưới ở nữ có giúp bảo vệ tử cung không?
Có, mỡ bụng dưới có chức năng bảo vệ tử cung, buồng trứng và các cơ quan xung quanh trước tác động của ngoại lực. Đây cũng là nguyên nhân khiến nữ giới có xu hướng dễ tích mỡ bụng dưới hơn phái mạnh. Béo bụng chủ yếu do các yếu tố di truyền và hormone giới tính quy định.
Nếu khách hàng đang có nhu cầu giảm mỡ bụng dưới, hãy đến Trung tâm Giảm cân Tâm Anh để được các bác sĩ tư vấn và lên phác đồ giảm cân an toàn, hiệu quả, dễ thực hiện. Trung tâm Giảm cân Bệnh viện Tâm Anh cung cấp đầy đủ các phương pháp giảm cân tiên tiến chuẩn thế giới với các loại thuốc, thiết bị đã được các cơ quan quốc tế như FDA, EMA và Bộ Y tế công nhận.