NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH TIỂU ĐƯỜNG LÀ GÌ VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

Bệnh tiểu đường hiện đang phổ biến hiện nay. Tuy nhiên nguyên nhân gây bệnh tiểu đường là gì? Triệu chứng biểu hiện cơ bản cũng như cách điều trị ra sao thì không phải ai cũng biết. Dưới đây là một số gợi ý cho bạn.

Bệnh tiểu đường là gì?

Tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường. Đây là một trong những bệnh lý mạn tính phổ biến ở nước ta hiện nay. Có thể hiểu đơn giản thì đây là bệnh lý rối loạn chuyển hóa đường trong máu dẫn đến lượng đường luôn cao hơn mức bình thường. Tình trạng trên gây nên nhiều ảnh hưởng và vấn đề cho cơ thể, sức khỏe.

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường

Theo một số nghiên cứu hiện nay thì nguyên nhân chính là sự thiếu hụt hoặc đề kháng với insulin dẫn đến sự rối loạn trên. Tuy nhiên nguyên nhân nào gây thiếu hụt hay đề kháng insulin thì bạn đã biết hay chưa? Dưới đây là một số nguyên nhân gây bệnh tiểu đường phổ biến mà ai cũng nên biết.

 

Tiểu đường là bệnh khá phổ biến hiện nay

  • Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường tuýp 1: Nguyên nhân chính gây nên là do hệ thống miễn dịch tấn công và phá hủy các tế bào sản xuất insulin trong tuyến tụy. Điều này gây nên tình trạng rối loạn chuyển hóa và lượng đường trong máu tăng cao. Nhìn chung do yếu tố di truyền và môi trường gây ra. Tuy nhiên bệnh vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân.
  • Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường tuýp 2: Lúc này các tế bào đề kháng với hoạt động của insulin và tuyến tụy khiến insulin được tạo ra không đủ để vượt qua sự đề kháng này và dẫn đến lượng đường bị tích tụ trong máu rất nhiều. Lượng đường trong máu tăng vọt so với thông thường gây nên những ảnh hưởng vô cùng tiêu cực.

Có nhiều nguyên nhân gây bệnh tiểu đường

Bên cạnh đó, chế độ ăn uống và sinh hoạt thiếu khoa học cũng có thể là nguyên nhân khiến bệnh tiểu đường xuất hiện. Ngoài ra, một số nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường phải kể đến như: béo phì, mỡ bụng. lười vận động, bệnh sỏi thận, ăn quá nhiều thịt đỏ, do hội chứng buồng trứng đa nang, ngủ không đủ giấc, thường xuyên bỏ ăn bữa sáng,…  Bạn cần chú ý đến những nguyên nhân gây bệnh tiểu đường như trên để phòng tránh nhé.

Triệu chứng biểu hiện cơ bản

Để điều trị bệnh đạt hiệu quả cao thì việc phát hiện sớm là rất quan trọng. Vậy những dấu hiệu cơ bản nào để nhận biết bệnh tiểu đường (đái tháo đường)? Đây cũng là câu hỏi khiến nhiều người băn khoăn. Theo đó, một số triệu chứng cơ bản, dễ nhận biết của bệnh như sau:

Triệu chứng của bệnh tiểu đường tuýp 1

Nếu mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 thì người bệnh thường có một số biểu hiện sau:

  • Khát nước quá mức
  • Thường xuyên đi tiểu đêm
  • Giảm cân đột ngột
  • Đói quằn quại
  • Mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt

Bệnh tiểu đường có nhiều triệu chứng biểu hiện khác nhau

Triệu chứng của bệnh tiểu đường tuýp 2

Một số biểu hiện của tiểu đường tuýp 2 vẫn tương tự tuýp 1. Tuy nhiên, mức độ lúc này đã nghiêm trọng hơn và kèm theo những triệu chứng nguy hiểm. Người bệnh có thể dễ dàng nhận biết thông qua một số dấu hiệu điển hình dưới đây:

  • Ăn nhiều nhưng không có cảm giác no, thậm chí nhanh đói
  • Rối loạn tình dục
  • Thị lực suy giảm
  • Mệt mỏi
  • Vết thương lâu lành
  • Dễ nhiễm trùng

Ngay khi thấy xuất hiện những triệu chứng biểu hiện bất thường thì người bệnh nên đến ngay cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và xác định chính xác tình trạng cũng như có hướng điều trị thích hợp.

Cách điều trị bệnh tiểu đường

Với những nguyên nhân, triệu chứng kể trên thì việc điều trị bệnh như thế nào? Bệnh trên nguy hiểm đến đâu? Đây cũng là vấn đề đang khiến nhiều người lo ngại. Theo đó, bệnh tiểu đường được biết đến là bệnh mạn tính rất khó điều trị dứt điểm. Ngoài việc thực hiện điều trị theo phác đồ của bác sĩ thì việc sử dụng một số thực phẩm có tác dụng hạ đường huyết là rất tốt. Một số thảo dược cực tốt cho bệnh nhân tiểu đường phải kể đến như:

Tảo spirulina

Tảo biển spirulina là một trong những bí quyết cải thiện đái tháo đường hiệu quả đang được nhiều người áp dụng hiện nay. Một số nghiên cứu gần đây đã chỉ ra, khi bệnh nhân đái tháo đường sử dụng loại tảo trên giúp cải thiện đáng kể. Theo đó, chúng có tác dụng cân bằng đường huyết, kiểm soát lượng đường trong máu cũng như ngăn ngừa những biến chứng do đái tháo đường gây ra.

Tảo Spirulina có tác dụng cân bằng đường huyết tuyệt vời

Ngoài ra, loại tảo trên còn giúp giảm cholesterol trong máu cũng như cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể người bệnh đái tháo đường trong quá trình ăn kiêng. Với những lợi ích trên thì loại tảo này đang ngày càng được ưa chuộng hiện nay.

Dây thìa canh

Bên cạnh tảo spirulina thì dây thìa canh chính là một trong những loại thảo dược giúp ích rất nhiều cho bệnh nhân mắc đái tháo đường. Một số nghiên cứu đã chỉ ra, trong thành phần của loại cây trên có chứa những hoạt chất giúp cân bằng lượng đường trong máu, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường. Bên cạnh đó, chúng còn có tác dụng cân bằng lipid máu cũng như điều hòa miễn dịch. Loại thảo dược trên hiện được nhiều người săn lùng hiện nay.

Dây thìa canh tốt cho bệnh nhân tiểu đường

Khổ qua rừng

Tương tự như hai loại trên thì khổ qua rừng cũng mang đến hiệu quả tuyệt vời trong việc hỗ trợ điều trị đái tháo đường. Chúng không chỉ có tác dụng làm tăng oxy hóa glucose, giúp ngăn chặn sự hấp thu glucose vào tế bào, ức chế hoạt tính các men tổng hợp glucose, hạ đường huyết mà còn đóng vai trò như insulin. Chúng giúp cơ thể tăng tiết insulin và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường rất tốt. Đặc biệt đối với bệnh nhân mắc tiểu đường tuýp 2.

 

Khổ qua rừng rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường

Có thể nói dù với nguyên nhân gây bệnh tiểu đường như thế nào, triệu chứng ra sao thì đây vẫn là bệnh lý khó điều trị dứt điểm. Tuy nhiên bạn cần tuân theo chỉ dẫn điều trị từ bác sĩ, kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý, luyện tập đều đặn để cân bằng đường huyết cũng như ngăn những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra và nâng cao sức khỏe nhé. Hy vọng những thông tin được chúng tôi cung cấp phía trên sẽ hữu ích dành cho nhiều người!

Sản Phẩm Liên Quan