Cấp cứu hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường

Một vấn đề người bệnh tiểu đường thường gặp phải là hạ đường huyết. Vì thế, người bệnh và người thân cần nắm rõ nguyên nhân gây hạ đường huyết, biểu hiện và cách xử trí để cấp cứu người bệnh kịp thời, tránh để bệnh nhân gặp nguy hiểm.

Hạ đường huyết thường xảy ra trong quá trình điều trị khi dùng thuốc để kiểm soát đường huyết. Do đó, không nên để đường huyết trong máu hạ xuống thấp quá mức bình thường vì điều này rất nguy hiểm, thậm chí nguy hiểm hơn chứng tăng đường huyết rất nhiều và có thể gây tử vong nếu không được xử trí cấp cứu kịp thời.

Cách xử trí bệnh nhân hạ đường huyết:

Ngưng ngay các loại thuốc hạ đường huyết hoặc insulin.

– Nếu biểu hiện nhẹ: Dùng ngay một số thực phẩm có sẵn như bánh, trái cây, sữa…

– Nếu không đỡ nhưng bệnh nhân tỉnh táo: uống tối thiểu 15g đường 93 miếng hoặc 3 thìa cà phê đường trong 100ml nước) hoặc 100-150 ml nước ngọt (nước trái cây, coca, nước ngọt), hoặc 100g đường/lít nước. Cách này có thể làm tăng đường huyết lên 50mg/dl (2.7mmol/l) trong vòng 15 phút. Sau đó thử lại đường huyết trong 15 phút.

– Nếu không đỡ, đưa bệnh nhân vào ngay cơ sở y tế gần nhất để điều trị ngay lập tức.

– Nếu bệnh nhân hôn mê: Đưa đến cơ sở y tế gần nhất để điều trị ngay. Không được cho bệnh nhân uống hay ăn lúc này vì rất dể sặc vào phổi, gây tử vong.

Dự phòng hạ đường huyết

Mổi bệnh nhân cũng như người sống cùng gia đình cần nắm vững những dấu hiệu hạ đường huyết để tự phát hiện sớm. Khi có dấu hiệu hạ đường huyết phải thử máu ngay nếu có điều kiện (sử dụng các máy thử đường huyết, hoặc báo ngay cho nhân viên y tế tại cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra đường huyết).

  • Thường xuyên đến khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa nội tiết đái tháo đường để kiểm tra đường huyết, tuân thủ các chỉ định của thầy thuốc.
  • Không tự ý phối hợp các thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
  • Phải coi trọng vai trò của 3 yếu tố: ăn uống, tập luyện hợp lý và thuốc men như nhau trong quá trình điều trị.

Lời khuyên cho người bị hạ đường huyết

– Không nên nhịn đói hoặc để cơ thể bị đói quá lâu. Không nên nhịn ăn mà hoạt động thể lực quá mức.

– Không được bỏ bữa sáng, đặc biệt là người già, trẻ em, những người có bệnh mãn tính, cơ thể yếu.

– Đối với bệnh nhân đái tháo đường, không nên quá nóng vội mà dùng quá liều insulin, mà cần phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.

– Người bệnh đái tháo đường cần có chế độ tập luyện thể lực điều độ, nên mang sẵn những thứ như kẹo gừng để khi cảm thấy có dấu hiệu hạ đường huyết cần sử dụng ngay.

– Điều quan trọng nữa là người đái tháo đường phải luôn kiểm soát đường huyết chặt chẽ, tránh những biến chứng đáng tiếc xảy ra.

Sản Phẩm Liên Quan